Bánh mì Việt chính thức trở thành một danh từ riêng được thêm vào từ điển Oxford bên cạnh những cái tên nổi tiếng như sandwich, baguette,… Đây là niềm tự hào to lớn với nền ẩm thực Việt Nam và cũng là của người Việt. Cho đến nay, bất kỳ du khách mê mẩn món ăn đường phố nào đến thăm xứ sở hình chữ S cũng đều gật gù ngợi khen khi thử bánh mì của chúng ta. Tờ nhật báo 77 năm tuổi – Le Monde còn ưu ái gọi bánh mì Việt là “đối thủ đáng gờm” của hamburger.
Nguồn gốc bánh mì Việt Nam
Bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette của người Pháp. Vào những năm 1950, người Việt Nam bắt đầu điều chỉnh công thức theo cách riêng. Kết hợp với các thành phần hợp khẩu vị. Bánh mì được làm mềm hơn, có lớp vỏ giòn kết hợp với nhân thịt lợn nướng, gà, pa tê, sốt trứng gà, xíu mại, trứng…
Ban đầu, cửa hàng chủ yếu phục vụ người bản xứ với thịt nguội. Bánh mì được bày trên đĩa cùng dao dĩa. Sau đó, họ nghĩa ra cách kẹp thịt, chả lụa, pate,… Vào giữa ổ bánh mì để người mua tiện mang theo. Cùng với sự tiện lợi này, các cửa hàng bánh mì cũng xuất hiện khắp Sài Gòn. Rồi lan ra các tỉnh khác khắp ba miền, được cải biên để làm vừa lòng đa dạng thực khách. Ruột ngày một xốp và mỏng, vỏ ngày càng dày lên. Kích cỡ bánh cũng nhỏ lại gấp 2 – 3 lần để tiện mang đi.
Theo thời gian, bánh mì Việt Nam được truyền thông quốc tế nhiều lần vinh danh là “món ăn đường phố ngon nhất thế giới”, “món sandwich ngon nhất thế giới”… Đến nay, bánh mì theo chân người Việt tới nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của ẩm thực Việt Nam.
Biểu tượng mới của ẩm thực thế giới
Một bài viết của chuyên mục ẩm thực trong ấn phẩm xuất bản hồi tuần trước. Tác giả Léo Bourdin đã nhận xét rằng bánh mì Việt Nam là một món ăn ‘đơn giản, cân đối, rẻ tiền. Nhưng trên tất cả là vô cùng ngon’. Sau doner kebab hay sandwich, ‘bánh mì Việt Nam’ được coi là biểu tượng mới của ẩm thực thế giới. Bánh mì Việt Nam có thể dễ dàng tùy biến những nguyên liệu ăn kèm. Và được tác giả ví như ‘một loại sandwich với hình dạng khác’. Nhưng công thức ‘bánh mì’ truyền thống nhất thường có phần nhân làm từ thịt lợn (nướng, sấy khô hoặc hấp), thịt gà nấu sả hoặc thịt viên băm nhỏ.
“Đối thủ đáng gờm” của hamburger Mỹ
Công phu nhất, còn được gọi là loại ‘bánh mì đặc biệt’. Với patê, chả lụa, thịt xá xíu cùng các loại rau sống ăn kèm sau khi cắt đôi. Chúng sẽ khiến mọi thực khách cảm nhận được sự đơn giản mà tinh tế khiến không ai có thể chối từ. Các loại dưa góp ăn kèm như cà rốt, dưa chuột, củ cải trắng thái sợi được đánh giá là làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng của bánh mì Việt Nam.
Với tựa đề ‘Bánh mì có thể thay thế bánh burger không?’. Bài viết cho rằng đây là món ăn ‘mới chỉ nhìn thôi ngay lập tức muốn cắn vào’. Đây cũng là món ăn thể hiện rõ nét hơn cả sự phong phú của ẩm thực Việt Nam. Khi cộng đồng người Việt trên khắp thế giới từ New York, Los Angeles, Paris, Nice; Marseille đều không ngừng sáng tạo và tùy biến hương vị của ‘bánh mì’.
Được thành lập từ năm 1944, Le Monde là tờ nhật báo buổi chiều uy tín nhất nước Pháp. Năm 2009, mỗi số ra của Le Monde phát hành tới 323.039 bản. Trong đó, có khoảng 40.000 bản được bán ra ở nước ngoài. Đây cũng là tờ báo tiếng Pháp duy nhất có thể bán được cả ở những nước không nói tiếng Pháp. Đây được coi là ‘tường thành’ của báo chí Pháp cùng với Libération và Le Figaro. Theo kết quả một cuộc thăm dò tại Pháp trong năm nay của Reuters, Le Monde được coi là tờ báo quốc gia đáng tin cậy nhất.