Nếu miền Bắc có bánh chưng xanh, bánh dày trắng gắn liền với sự tích về người con trai của Hùng Vương thứ sáu thì miền Nam cũng có bánh tét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Tết. Bánh tét miền Nam với hai loại chay và mặn trước là dâng cúng ông bà tổ tiên sau là chiêu đãi gia đình. Không đơn thuần chỉ là món ăn ngon, bánh tét còn mang trong mình những câu chuyện, ý nghĩa sâu sắc khác. Ngược dòng thời gian tìm về nguồn gốc của bánh tét, ta sẽ hiểu hơn về đặc sản này cũng như văn hóa ẩm thực Tết tại Nam Bộ.
Ẩm thực tết của vùng Nam Bộ không thể thiếu bánh tét

Các chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng, đòn bánh tét mà người miền Nam dùng trong ngày tết rất có thể là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm, hoặc cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu khai hoang, mở rộng vùng đất phía Nam, do sự tiếp thu tín ngưỡng văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ Thần Nông nên cư dân Việt đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.
Ngoài ra, ông bà xưa còn truyền tai nhiều giai thoại lý giải việc hình thành bánh tét cũng thú vị không kém. Điển hình là câu chuyện vua Quang Trung khi đánh quân Thanh vào ngày tết. Khi cho quân lính nghỉ ngơi, một quân lính đã dâng lên vua loại bánh được gói thành hình trụ trong lá chuối, khi ăn vua khen rất ngon và hỏi bánh gì. Quân lính ấy trả lời đây là bánh mà người vợ quê nhà thường gói để ăn theo bên đường, mỗi khi ăn lại nhớ đến vợ, đến quê nhà. Nghe xong, vua cảm động và truyền lệnh cho mọi người gói bánh này ăn vào dịp tết và đặt tên là bánh tết.
Nguồn gốc tên gọi bánh tét
Nhiều giai thoại truyền rằng ban đầu bánh có tên là bánh tết. Về sau vì tính chất vùng miền, bánh tết được đọc trại thành bánh tét. Lý giải khác cho rằng, tét là hành động cắt bánh mỗi khi ăn, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột vỏ rồi tét thành từng khoanh nhỏ. Từ đó mà người địa phương gọi bánh là bánh tét cũng như hành động cắt bánh vậy.
Ý nghĩa đặc biệt của bánh tét

Chiếc bánh tét ngày tết trông đơn giản nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa đặc biệt. Theo phong tục, cứ tối 29, 30 tết cả gia đình lại sum vầy gói bánh, quây quần chờ bánh chín bên bếp lửa hồng. Theo quan niệm từ ông cha xưa, các loại bánh và món ăn ngày tết. Chúng đều mang ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu chúc sự ấm no, sum vầy của gia đình. Đa tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi. Và bánh tét cũng mang ý nghĩa tượng trưng như thế.
Bánh tét được bọc nhiều lá chuối bên ngoài như thể người mẹ bao bọc, bảo vệ con cái. Phần nhân đậu xanh màu vàng gợi nhớ đến hình ảnh cánh đồng lúa chín, gợi niềm mơ ước an cư lạc nghiệp. Thịt heo mỡ là sản vật từ chăn nuôi. Kết hợp với các nguyên liệu khác tạo độ béo, hòa cùng nếp dẻo. Thể hiện mong muốn cuộc sống được đủ đầy, năm mới được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Bánh tét khác bánh chưng như thế nào?
Bánh tét là món bánh rất thú vị, độc đáo ở cách gói, lại thơm ngon ở hương vị. Tương tự như bánh chưng, bánh tét của người Nam Bộ gồm những nguyên liệu của vùng quê nông thôn như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Nhưng nó khác bánh chưng chỉ được làm gạo nếp trắng. Còn bánh tét thì có thể được thay thế bằng đỗ đen hoặc gạo nếp cẩm; hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên.
Nếu có một đồng bánh tét thơm ngon, người gói cần thực hiện thật tỉ mỉ. Từ những khâu chuẩn bị như gạo nếp phải là loại mới, thơm , ngon. Đỗ xanh đã lọc hết vỏ, đem nấu chín. Dừa khô nạo lấy nước cốt dừa. Lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy nước trộn vào gạo cho ngấm để tạo màu xanh mát. Thịt ba chỉ thái hình chữ nhật theo độ dài của bánh, ướp gia vị để làm nhân.
Luộc bánh tét tương tự như luộc bánh chưng. Bạn cần xếp bánh vào trong xoong một cách cẩn thận, nấu nước sôi. Bánh muốn chín thì cần phải đủ 8 tiếng. Nên bạn cần phải canh lửa liên tục để bánh chín đều. Sau khi nấu bánh Tét xong, bạn để ráo nước rồi cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt. Sau đó mang dâng lên cúng tổ tiên trong ngày Tết.