Tuổi dậy thì là một trong các giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Ngoài tư duy và tính cách, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn của trẻ ở lứa tuổi dậy thì để trẻ phát triển tốt nhất về thể chất.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ phát triển cân đối về thể chất (chiều cao, cân nặng) và tâm lý. Lúc này trẻ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn nên chú ý cân đối dinh dưỡng, khẩu phần ăn cần đủ chất (đạm, béo, bột, xơ) để trẻ có đủ năng lượng hoạt động.
Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì là gì?
Ở tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt sinh học, thể chất và tâm lý. Con bạn sẽ bắt đầu có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Trẻ ở tuổi tiền dậy thì (9-11 tuổi đối với nữ, 12-14 tuổi đối với nam) có thể tăng khoảng 6-7 cm/năm. Qua giai đoạn này, sức lớn của trẻ sẽ chậm lại đáng kể.
Bên cạnh đó, một loạt các thay đổi nội tiết tố kích hoạt sản xuất hormone sẽ dẫn đến sự phát triển và trưởng thành về mặt sinh lý ở trẻ. Cơ thể bé trai bắt đầu sản xuất testosterone và tế bào tinh trùng trưởng thành. Cơ thể bé gái sẽ sản xuất estrogen và thay đổi hoạt động của buồng trứng.
Việc nhận biết thời điểm tiền dậy thì và dậy thì ở trẻ là rất khó. Vì giai đoạn tăng trưởng này ở mỗi trẻ là khác nhau. Do đó, xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước và trong giai đoạn dậy thì là điều cần thiết cho sự phát triển đầy đủ của trẻ.
Như vậy, dinh dưỡng cho tuổi dậy thì là quá trình cung cấp, bổ sung các loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Để trẻ em trong độ tuổi dậy thì dễ dàng hấp thu, chuyển hóa thành năng lượng cho sự phát triển và các hoạt động thể chất hàng ngày.
6 chất dinh dưỡng cho bé gái ở độ tuổi dậy thì
Chất sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu lượng máu. Do đó, đối với các bé gái trong giai đoạn dậy thì nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như lựu; cải bó xôi, đậu xanh, bông cải xanh; trứng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Canxi
Canxi là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho các bé gái trong độ tuổi dậy thì. Canxi có khả năng làm tăng mật độ khoáng. Nhờ đó giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao và làm giảm tình trạng đau nhức xương. Sữa, phô mai, rau dền, đậu nành và hạnh nhân là những thực phẩm chứa nhiều sắt nên thêm vào chế độ ăn uống.
Kẽm
Kẽm giúp hình thành protein, biểu hiện gen, tăng cường và thúc đẩy sự thay đổi về mặt thể chất của bé gái trong giai đoạn dậy thì. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm ổi; đậu Hà lan, đậu phộng, củ cải trắng; thịt bò, lòng đỏ trứng gà và sôcôla đen.
Chất béo
Các axit béo thiết yếu như omega-3, omega-6 rất cần thiết cho sự phát triển của bé gái trong giai đoạn dậy thì. Bơ, hàu, cá thu, cá hồi; hạt lanh, hạt óc chó, hạt hướng dương; đậu phụ, dầu ô liu… Đây là những thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe.
Vitamin A
Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt; nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa kém và chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, vitamin A còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố tử cung cho các em gái. Nhất là trong giai đoạn dậy thì. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là xoài; cà chua, khoai lang, rau xanh; cà rốt và sữa.
Vitamin E
Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên có lợi trong việc hỗ trợ sự phát triển khối lượng cơ thể ở tuổi dậy. Bên cạnh đó, vitamin E còn có công dụng ngăn ngừa mụn trứng cá, giúp da, tóc, móng tay chắc khỏe. Măng tây, bông cải xanh, cải bó xôi, bơ, dầu mè là những thực phẩm giàu vitamin E hàng đầu.