Nhắc đến bún chả là nhắc đến một món ăn vô cùng quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là đối với những ai sống và làm việc tại thủ đô. Với những đặc trưng riêng về cả màu sắc, hương vị và cách chế biến đã khiến cho bún chả dễ đi vào lòng người. Sự quen thuộc này đã khiến ít ai nghĩ rằng, bún chả Hà Thành chính là món ăn cội nguồn của văn hóa ẩm thực thủ đô. Cùng nhau tìm hiểu về món ăn vô cùng đặc biệt này ngay sau đây cùng taghusa.com nhé!
Giá trị văn hóa của món bún chả
Không có một mốc chính xác để ghi lại lịch sử ra đời của bún chả. Chỉ biết rất lâu rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Hà Nội vẫn quen thuộc với bún chả và coi đây là một món ăn không thể thiếu.
Bún chả không cao sang, nó đến với con người một cách bình dị nhưng lại ăn sâu trong tiềm thức của biết bao người. Bún chả có một hương vị rất riêng khiến cho bất kỳ ai đi xa cũng nhớ.
Chẳng thế mà bún chả trở thành nét đẹp văn hóa đi vào trang sách đầy chất thơ. Bún chả đi đến đâu là mùi thơm lan tỏa đến đấy. Hương thơm này cũng được nhắc đến trong tác phẩm “Những năm tháng ấy” của Vũ Ngọc Phan: “Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức ở đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong cái hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút. Có ba xu hoặc năm xu là đã được ăn bún chả thơm ngon; nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm”.
Trong quyển “Hà Nội băm sáu phố phường”; Thạch Lam cũng không quên tả về cái ngon khó cưỡng của bún chả:
“…Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê; một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả:
Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long.
Bún chả là đây có phải không?…”
Nét đặc trưng của món bún chả đất Kinh kỳ
Bún chả bao gồm 3 phần chính là nước chấm, chả nướng và bún. Một suất bún chả có ngon hay không được quyết định phần lớn bởi nước chấm. Nước chấm bún chả được pha đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt với mắm, giấm; đường, tỏi, ớt cùng lượng phù hợp tùy vào người pha chế; trong bát nước chấm luôn có thêm nộm gồm đu đủ xanh; cà rốt hay nhiều nơi có cả giá đỗ.
Chả nướng có 2 loại là chả miếng và chả viên, thường thì chả miếng sẽ được làm từ thịt ba chỉ để thịt có độ mềm và ngọt nhất định, chả viên được nặn thành khối tròn, tẩm ướp và nướng dưới bếp than củi đỏ hồng. Bún trong bún chả hiện nay thường là bún rối. Tuy nhiên theo truyền thống thì bún con mới được sử dụng nhiều hơn cả.
Tuy có thể ăn được vào bất kì lúc nào trong ngày; nhưng người Hà Nội thường ăn bún chả vào bữa trưa. Đặc điểm chọn thời gian thưởng thức này được coi là một trong những nét độc đáo trong “nghệ thuật ẩm thực” của đất kinh kỳ đã hình thành từ xa xưa. Việc ngồi trên những bộ bàn ghế nhựa ngoài vỉa hè, xì xụp đĩa bún trắng tinh; mềm mịn bên bát nước chấm ấm nóng dường như đã trở nên quá ư thường nhật với người Việt.
Hương vị riêng của bún chả Hà Nội
Hương vị đậm đà của thịt nướng được tẩm ướp cẩn thận còn phảng phất chút hương than hoa quyến rũ lạ kỳ. Ăn kèm với bún cùng nhiều loại rau sống tươi mát và nước chấm chua ngọt, thơm ngon. Tất cả gắn kết với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa xuất sắc; khiến người ta chỉ cần nếm thử một lần thì có lẽ chẳng thể nào quên.
Bún chả muốn ăn ngon thì cũng cần ăn đúng cách. Người thủ đô thường bảo rằng, ăn bún chả đúng điệu là phải ăn kèm nhiều loại rau xanh như xà lách, rau thơm, tía tô… Gắp một đũa bún rồi nhúng vào bát nước chấm đầy ắp thịt nướng; thêm cả rau sống rồi thưởng thức hương vị hài hòa lan tỏa đầy thú vị.
Bún chả Hà Nội vang danh khắp nơi
Không chỉ vang danh khắp đất nước mà bún chả còn khiến những du khách quốc tế mê say và không ngừng nhắc tới. Vào năm 2016, bữa tối bún chả của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đầu bếp Anthony Bourdain ở Hà Nội đã tạo ra một “hiệu ứng phi thường”. Một nhân vật nổi danh trong giới chính trị, và một nhân vật nổi tiếng trong giới ẩm thực; hai tâm hồn ấy sẽ cùng gặp nhau bên món… bún chả Hà Nội.
Hình ảnh người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới ngồi ghế nhựa, ăn bún chả, uống bia lạnh với chiếc sơ mi trắng đơn giản mà lịch lãm tại Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nhấn gây được ấn tượng mạnh nhất trong lòng quần chúng suốt thời gian dài sau đó. Cho đến một thời gian sau, các tờ báo trong nước và quốc tế vẫn bàn luận về bữa ăn cũng như món bún chả bình dân nhưng có hương vị tuyệt vời ấy.
Bún chả đặc biệt theo cách của riêng mình, không quá phô trương. Nhưng đủ sức hấp dẫn từ chính sự đơn giản sẵn có. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bún chả vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Giữ vững được vị trí là một trong những món ăn quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt.
Làm thế nào để thưởng thức trọn vị Bún chả Hà Nội?
Dù có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày nhưng người Hà Nội thường ăn Bún chả vào bữa trưa. Đặc điểm chọn thời điểm thưởng thức này được coi là một trong những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Hà Nội.
Ngồi trên những chiếc bàn ghế nhựa vỉa hè, thưởng thức một tô bún trắng thanh tao, mềm mại dường như đã trở thành một hành động quá đỗi bình thường trong đời sống hàng ngày của người Việt. Đi bộ xuống phố, bạn có thể bắt gặp những người với nhiều kiểu; Dù là già, trẻ, trai, gái, kể cả những người mặc áo sơ mi lịch lãm đều thưởng thức món ăn này một cách ngon lành.
Thịt nướng được tẩm ướp cẩn thận ăn kèm với bún và nhiều loại rau tươi; mà tất cả cùng tạo nên một tổng thể hài hòa của món ăn. Một khi đã nếm thử, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị chỉ có thể tìm thấy ở Hà Nội.
Để có một món ăn ngon, bạn cần phải ăn đúng cách. Người Hà Nội thường nói ăn Bún chả đúng điệu là phải ăn kèm với nhiều loại rau xanh như xà lách, rau thơm, tía tô… Gắp bún rồi chấm vào bát nước chấm đầy ắp thịt nướng, trước khi cho rau sống vào bát, bạn sẽ thấy hương vị hài hòa lan tỏa khi thưởng thức.