Bát, đũa, thìa, đĩa, tô,… là những vật dụng cần thiết trong bất kỳ căn bếp gia đình nào. Những vật dụng này không chỉ khiến căn bếp trở nên sang trọng, tinh tế hơn mà còn có tác động rất lớn đến sức khỏe của gia đình. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm với kiểu dáng, giá cả, chất liệu khác nhau, làm sao để chọn được những sản phẩm bát đĩa an toàn, chất lượng cao là vấn đề không hề đơn giản đối với nhiều bà nội trợ. Sau đây taghusa.com sẽ cho bạn một số lời khuyên để chọn mua được những sản phẩm bát đĩa an toàn, chất lượng.
Chọn mua bát đĩa dựa vào nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm

Tiêu chí đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi chọn mua bát đĩa an toàn. Đó là ưu tiên cho những sản phẩm có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Thương hiệu một phần nào chứng minh cho việc có được đăng ký và kiểm tra chất lượng hay không.
Hầu hết số lượng bát đĩa thủy tinh, gốm, sứ,… có nguồn gốc từ Trung Quốc và không ghi rõ nơi sản xuất chiếm lĩnh hầu hết trên thị trường. Nguy hiểm nhất là những loại bát đũa này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định. Nên không đảm bảo cho sức khỏe.
Các bà nội trợ nên chọn mua bát đĩa an toàn nên dựa vào nhãn hiệu và xuất xứ. Có thể thử chất lượng bằng cách gõ vào bát, dĩa. Nếu có âm thanh càng trong càng thanh thì chất lượng chén đĩa càng tốt.
Nhưng nếu bạn không biết rõ về nguồn gốc xuất xứ thì người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn hàng gốm sứ trắng nếu thích bát dĩa bằng gốm. Chọn bát đĩa thủy tinh của hãng Bormioli Rocco – Ý nếu thích bát đĩa bằng chất liệu thủy tinh cao cấp.
Chọn mua bát đĩa an toàn dựa vào màu sắc sản phẩm
Khi mua bát đĩa hay bất cứ đồ gia dụng nào, nên mua những loại càng ít hoa văn càng tốt. Tốt nhất là màu trắng hoặc màu tinh khiết như thủy tinh. Bát đĩa có màu sắc sặc sỡ hay hoa văn nhiều thường có hàm lượng chì rất cao. Chúng không an toàn cho sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia của Viện công nghệ sinh học – Công nghệ cho biết: các loại gốm sứ nung trên 1.000 độ C thường không có màu. Còn các loại ly cốc tách đẹp rực rỡ là do nhà sản xuất cho thêm chì. Nó vừa để tạo màu vừa giảm nhiệt độ nung để tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra chì còn được tráng bên ngoài để nhờ tính chất truyền sáng giúp đồ gốm sứ đẹp long lanh. Đặc biệt nguy hiểm hơn là những sản phẩm có hình in sát mép cốc. Vì chì dễ xâm nhập vào cơ thể khi người sử dụng ăn uống. Nhất là đối với trẻ nhỏ. Không chỉ với gốm sứ mà các loại bát đĩa, ly thủy tinh cũng nên hạn chế mua loại có màu sắc sặc sỡ.
Chọn mua bát đĩa dựa vào giá cả

Câu thành ngữ “tiền nào của nấy” của ông cha ta không bao giờ sai khi đi mua sắm. Nếu dạo qua thị trường bát đĩa ở Việt Nam, một chục chén sứ ở Việt Nam hàng chất lượng trung bình có giá khoảng 180.000 – 250.000 đồng. Đây là giá hàng chất lượng cao.
Còn hàng Trung Quốc, Đài Loan hay của Hồng Kông thì chỉ cần 80.000 đồng trở lên. Như vậy là khách hàng có thể sở hữu một chục chén đẹp. Tuy nhiên các loại chén đĩa Trung Quốc chất lượng nung kém có nhiều tạp chất. Nên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Những sản phẩm này về lâu dài còn có thể gây bệnh nguy hiểm.
Do đó để bảo vệ cho bản thân mình và những người thân. Bạn không nên ham đồ rẻ và nên mua các mặt hàng an toàn đảm bảo chất lượng. Để an toàn nhất, bạn có thể chọn chén đĩa thủy tinh chịu nhiệt. Mặc dù loại chén đĩa thủy tinh này có giá cả khá đắt. Nhưng chúng an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Các loại chén bát bằng thủy tinh được sản xuất chủ yếu bằng cát và nung ở nhiệt độ rất cao. Thủy tinh chịu nhiệt an toàn khi dùng đựng đồ nóng. Có thể dùng để nấu hoặc hâm trong lò vi sóng và thường bền hơn chén bát sứ.
Một số tiêu chí chọn mua khác
Nên chọn mua các loại chén đĩa tròn đều, có màu men sứ trắng; không sần sùi, nước men mịn và bóng láng. Bạn có thể thử chất lượng bằng cách gõ vào sản phẩm. Nếu có âm thanh càng trong càng thanh thì chất lượng chén đĩa càng tốt.
Không dùng chén đĩa trôi nổi và không rõ nguồn gốc, không chọn sản phẩm có màu sắc hấp dẫn và hoa văn loè loẹt vì dễ có độc tố gây hại cho sức khỏe, nhiệt độ nung chưa đạt chuẩn nên dễ lẫn tạp chất.
Bạn cũng nên hạn chế dùng đồ sứ gia dụng tráng men màu trong lòng, nếu thấy đồ sứ gia dụng bị sần sùi hay bong tróc lớp men bóng hoặc rạn nứt thì nên thay đồ mới.
Cách bảo quản đồ gốm sứ an toàn
Sau một thời gian sử dụng, bát đĩa sứ thường bị cáu bẩn và xỉn màu. Với cốc uống nước, bình, lọ, lấy bột có trộn men dùng làm bánh mì pha với nước, lau qua một lần lên bề mặt. Một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ. Tuyệt đối không nên sử dụng máy rửa chén bát để rửa những đồ dùng bằng gốm, sành, sứ có hoa văn trang trí dễ bị phai.
Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ). Cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô trước khi cất. Không nên sử dụng vải có thấm nước Javel để rửa đồ dùng hoặc đồ vật trang trí bằng gốm sứ hiện đại, chúng sẽ bị xước dài.
Để chữa một vết nứt hoặc vết mẻ trên đồ gốm, trước tiên cần phải rửa vật dụng (thật cẩn thận và nhẹ tay) bằng nước rửa (tính chất tẩy rửa nhẹ), sau đó làm khô bằng máy sấy tóc. Nếu là đồ gốm dày, rạch thêm một chút vết nứt sau đó dán chúng lại bằng êpoxit, tiếp theo lau khô bằng một chiếc khăn tẩm cồn. Cột chặt vết rạn nứt bằng dây ít nhất 24 giờ.