Anmitsu là món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản, rất phổ biến vào mùa hè nóng ẩm. Người ta nói rằng Kyoko xuất hiện vào thời Minh Trị, và nhiều thế kỷ đã trôi qua kể từ đó, nhưng chúng vẫn luôn được người dân Nhật Bản yêu thích. Trong những ngày đầu hè ấm áp và mát mẻ này, một tô Anmitsu đầy màu sắc ẩm thực Nhật Bản sẽ là lựa chọn tráng miệng tuyệt vời nhất của bạn. Anmitsu có khá nhiều nguyên liệu nhưng phổ biến gồm có: thạch, nhân đậu đỏ, bánh nếp, kem trà xanh, hoa quả theo mùa hoặc tùy thích, đậu luộc. Công thức này đã được “Việt hóa” một số nguyên liệu để tìm nguyên liệu và thực hành. Do đó, tùy theo khẩu vị, có thể thay đổi một số nguyên liệu hoặc kết hợp nhiều nguyên liệu mới để tạo nên những món tráng miệng phong phú.
Nguyên liệu cần có để làm Anmitsu

1. Mứt đậu
- 50g đậu đỏ (có thể thay bằng đậu đen)
- 40g đường
2. Thạch rau câu
- 5g bột rau câu
- 450ml nước lọc
- 100ml nước cốt lá dứa
- 100g đường
3. Bánh dẻo
- 50g bột gạo nếp
- 100ml nước
- 5g đường
4. Nước đường (Kuromitsu) hoặc có thể thay thế bằng mật ong
- 50g đường đen (hoặc đường nâu)
- 50g đường trắng
- 50ml nước
5. Hoa quả: chuối, xoài, dâu tây…hoặc bất cứ loại hoa quả nào bạn thích
6. Kem trà xanh (mua sẵn hoặc tự làm)
7. Bánh nếp
- 100 gr bột gạo nếp (stiky rice flour)
- 5 gr đường
- 1 nhúm nhỏ muối
- 80 – 90 ml nước
Hướng dẫn cách làm Anmitsu đơn giản
Mứt đậu

– Ngâm đậu qua đêm rồi rửa qua nước sạch. Nấu sôi đậu đỏ trong lần nước đầu tiên, sau đó chắt bỏ phần nước. Cho đường vào nấu đến khi cạn nước, thêm muối rồi tắt bếp. Khi nguội đậu sẽ trở nên đặc hơn.
Thạch rau câu
– Trộn bột rau câu với đường cho khỏi vón khi hòa nước. Bỏ vào nước lọc quấy tan. Đun nhỏ lửa đến khi bột và đường tan hoàn toàn. Thạch sôi thì tắt bếp, múc 1 thìa canh thạch hòa tan với nước cốt lá dứa, sau đó trút vào nồi khuấy đều. Đổ thạch vào khuôn, đợi nguội rồi xắt thành những miếng vừa miệng, cất vào tủ lạnh.
Nước đường
– Cho tất cả nguyên liệu Anmitsu vào nồi nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ. Quấy đều, nấu trong 15-20 phút đến khi đường tan và hỗn hợp đặc lại. Để hỗn hợp nguội và cho vào lọ thủy tinh.
Bánh nếp (Shiratama Dango)
Cho bột gạo nếp, đường và muối vào bát. Dùng phới lồng trộn đều. Cho khoảng 2/3 phần nước vào bát bột, trộn đều. 1/3 lượng nước còn lại cho vào bát từng ít một, đến khi thấy bột đủ dẻo để nặn được (như bột làm bánh trôi chay hoặc dẻo mềm như đất nặn) thì dừng lại. Nặn bánh thành từng viên tròn nhỏ cỡ quả trứng chim cút. Sau khi nặn xong, dùng ngón tay ấn nhẹ, tạo vết lõm trên bánh.
Đun sôi một nồi nước và chuẩn bị thêm 1 bát nước lạnh. Đợi nước sôi thì thả bánh vào luộc. Bánh nổi lên (đã chín) thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh, đợi khoảng 1 phút rồi vớt bánh ra đĩa.
Trang trí thành quả cuối cùng
Cho tất cả các nguyên liệu Anmitsu đã chuẩn bị vào bát (chén), rưới nước đường hoặc mật ong, cuối cùng mới múc kem trà xanh đặt lên trên cùng để kem khỏi chảy. Nên dùng 1 chiếc bát rộng sẽ tiện hơn khi ăn (bát của mình trong hình hơi nhỏ). Đầu tiên cho một ít thạch vào bát, rồi xếp các loại nguyên liệu khác lần lượt lên trên thạch, gồm: hoa quả, bánh nếp, kem trà xanh, đậu đỏ. Cuối cùng rưới nước đường lên trên.
Trong mùa nóng, các bạn có thể chuẩn bị trước các loại nguyên liệu Anmitsu và để tủ lạnh. Riêng với bánh nếp, nếu muốn để lâu thì cần bảo quản bánh trong nước. Khi dùng nên luộc hoặc hấp lại cho bánh mềm trở lại.