Ăn dặm là giai đoạn quan trọng và cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn chú ý lựa chọn và chế biến các món cháo ăn dặm phù hợp cho bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ nấu cháo không đúng cách làm giảm thành phần dinh dưỡng trong thành phần. Để chăm sóc cho trẻ hoàn thiện nhất, các mẹ cần bổ sung kiến thức về cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ. Đừng quên tham khảo thông tin về cách nấu cháo cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây nhé!
Trẻ nên ăn dặm thời điểm nào?
Theo các bác sĩ, trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ lúc tròn 6 tháng tuổi. Bởi giai đoạn này trẻ cần nhiều năng lượng và dưỡng chất mà sữa mẹ không đủ cung cấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé mà mẹ có thể lựa chọn thời điểm bắt đầu ăn dặm sớm hoặc muộn hơn 1 tháng so với bình thường. Cháo là món ăn dặm được nhiều mẹ chọn cho bé nhất. Khi nấu, các mẹ cần nắm vững nguyên tắc, tuân thủ đúng quy trình chế biến. Để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng của món cháo dành cho bé.
Thêm dầu ăn vào cháo ăn dặm của trẻ
Nhiều mẹ quan niệm rằng không nên cho dầu ăn vào cháo của bé. Vì sẽ gây thừa chất béo. Thế nhưng, sự thật là các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho ít dầu ăn vào cháo của bé. Bởi dầu ăn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cung cấp các vitamin E, K, giúp hòa tan các vitamin như A, D, L hấp thụ vào cơ thể. Vì thế, dầu ăn giúp trẻ phát triển, tăng cân. Nếu trong chế độ ăn không có dầu ăn thì bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé tốt nhất là thêm một muỗng dầu ăn từ 7ml-10ml dầu ăn vào nồi khi cháo sắp chín và tắt bếp ngay sau đó.
Nấu cháo cho trẻ theo từng bữa
Với cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều mẹ hay nấu một nồi cháo lớn để bé ăn trong cả ngày để tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, theo nhiều bác sĩ đây là cách thực hiện không đúng của mẹ. Vì cháo của bé thường chỉ để được trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Thế nên, nếu có điều kiện, các mẹ nên nấu cháo theo từng bữa. Hoặc lựa chọn cách bảo quản cháo trong ngăn mát tủ lạnh. Rồi đun lại trước khi cho bé ăn. Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm được phần đông người sử dụng hiện nay là nấu trước một nồi cháo trắng. Rồi lần lượt múc từng phần cháo nấu cùng các loại rau, thịt. Như vậy sẽ không làm mất đi dinh dưỡng.
Không nên xay thức ăn quá kỹ
Theo tâm lý, nhiều mẹ sợ trẻ không nhai được. Nên luôn dùng máy xay để xay cháo mịn. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, mẹ nên chọn cách nấu cháo cho trẻ nhỏ thích hợp. Không nhất thiết lúc nào cũng xay mịn. Chẳng hạn, bé 6 tháng tuổi nên tập ăn bột loãng rồi sệt dần. Bé 7-8 tháng có thể ăn cháo nhuyễn. Bé 12 tháng tuổi nên tập ăn cháo có hạt và các thức ăn mềm như phở, bún… Việc lúc nào mẹ cũng xay cháo mịn khiến bé không học nhai mà chỉ biết nuốt chửng. Từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán.
Hạn chế việc nêm gia vị khi nấu cháo ăn dặm
Thức ăn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cho trẻ dưới 1 tuổi nếu nêm gia vị sai cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bởi giai đoạn này, thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Việc nêm mắm, muối hay các gia vị thường xuyên hoặc nhiều sẽ tạo gánh nặng cho thận. Về lâu dài trẻ sẽ khiến có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, hư thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim. Thậm chí là tổn thương não bộ. Do đó, khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ, mẹ phải nêm đúng theo độ tuổi. Để đảm bảo phù hợp với cơ thể của con. Tránh gây quá tải cho các cơ quan nội tạng. Nêm gia vị quá tay vào thức ăn của trẻ có thể gây hại sức khỏe con.
Lời kết
Trên đây là những lưu ý chung trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé để món ăn ngon và mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé mà mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu thích hợp để chế biến cháo ăn dặm. Đặc biệt, để bé phát triển tốt trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần chủ động lên thực đơn món ngon cho bé đa dạng, nắm bắt và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bữa ăn.
Nấu cháo ăn dặm cho bé cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và sự linh hoạt trong cách chọn những thực phẩm của mẹ. Chúc các mẹ có thể chế biến được những món cháo ăn dặm tốt nhất cho bé dựa vào các nguyên tắc nêu trên nhé.