Những bạn lười đi chợ rất quan tâm đến thực phẩm dự trữ để mua một lần dùng được càng lâu càng tốt. Trong thời buổi việc ra đường, đến nơi đông người như siêu thị, cửa hàng, chợ để sắm sửa nên hạn chế như hiện nay thì giữ một ít thực phẩm dự trữ trong nhà là điều ai cũng mong muốn. Vì thế bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho bạn đọc các loại thực phẩm dự trữ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng và trong tủ lạnh từ 1 tuần đến 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Tất cả đều thỏa mãn 4 tiêu chí: có giá trị dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe, dễ chế biến và tiết kiệm.
Sốt cà chua

Thời hạn sử dụng: Tối đa hai năm nếu chưa mở nắp hộp.
Cách bảo quản: Để các lọ và lon nước sốt cà chua chưa mở ở nhiệt độ thường. Nếu mở nắp, bạn bảo quản trong tủ lạnh. Cà chua là loại trái cây rất quen thuộc trong thực đơn hàng ngày với nhiều thành phần có lợi và mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Không chỉ vậy, vị chua đặc trưng của loại quả này cũng tạo nên hương vị kích thích cho món ăn.
Món ăn gợi ý: Đậu hũ dồn thịt, spaghetti, xíu mại, sườn, cá hồi, gà chiên giòn, thịt viên sốt cà chua…
Trứng gà
Trứng gà cung cấp một nguồn protein dồi dào với nhiều cách chế biến phong phú. Trứng gà có thể kéo dài hạn sử dụng từ 45 đến 90 ngày. Nếu được bảo quản ở mức nhiệt dưới 7 độ C trong tủ lạnh.
Thịt, cá
Các loại thịt tươi sống, thịt gia cầm chỉ dùng được vài ngày nếu bảo quản trong ngăn mát. Nhưng nếu để thịt ở ngăn đông lạnh, chúng có thể gia hạn sử dụng tới 3-4 tháng. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho rằng, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm sẽ không thể sinh trưởng trong môi trường lạnh của tủ đông. Vì vậy dù là thực phẩm được đông lạnh trong bao lâu bạn vẫn có thể sử dụng. Cá đông lạnh có thể dụng tới 6-9 tháng, ngoài ra các loại cá đóng hộp giữ trong ngăn đá có hạn dùng rất lâu dài, tới tận hơn 2 năm. Nếu để thịt ở ngăn đông lạnh, bạn có thể gia hạn sử dụng tới 3-4 tháng.
Bơ đậu phộng

Thời hạn sử dụng: Tối đa hai năm nếu chưa mở. Nếu mở lọ, bạn có thể sử dụng trong khoảng 3 tháng khi để ngoài và lên đến 6 tháng nếu để trong tủ lạnh.
Cách bảo quản: Đậy kín hộp và đặt ở nơi tránh ánh nắng mặt trời hoặc để vào tủ lạnh. Bơ đậu phộng là nguồn protein rẻ và linh hoạt. Loại thực phẩm này thường được ăn kèm với các loại bánh để làm bữa sáng nhanh gọn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chấm các loại trái cây, rau củ với bơ đậu phộng.
Món ăn gợi ý: Bánh mì, bánh quy, bánh waffle, bánh yến mạch… Phết bơ đậu phộng. Gỏi cuốn chấm sốt bơ đậu phộng, gà chiên sốt bơ đậu phộng…
Trái cây và rau quả đông lạnh
Những loại trái cây mọng như dứa, xoài đông lạnh là lựa chọn hợp lý nhất trong mùa dịch. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, rẻ hơn các loại trái cây tươi. Ngoài ra còn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như: làm sinh tố, nước ép, ăn cùng sữa chua sau khi rã đông. Rau đông lạnh cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Có thể tích trữ được lâu nếu nguồn thực phẩm tươi khan hiếm.
Bánh mì, mì tôm, bánh đa…
Bánh mì, mì tôm, các loại sợi khô,… cũng là thực phẩm dự trữ phù hợp trong những ngày hạn chế ra khỏi nhà. Với bánh mì, bạn có thể ăn tươi hoặc ăn kèm với các nguyên liệu khác. Mì tôm, miến, bánh đa,… cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn, thời gian bảo quản lâu dài.
Đồ khô, đồ đóng hộp
Các loại hạt khô không ướp muối hay đường cũng là những đồ ăn nhẹ healthy. Có thể ăn riêng hoặc ăn kèm salad, cháo,… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn dự trữ bơ làm từ các loại hạt. Có thành phần không đường muối, không bị hydro hóa như bơ đóng hộp.
Ngoài thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời để dự trữ lâu dài. Bạn có thể mua những loại cá khô, tôm khô để cả nhà ăn dần. Thực phẩm đóng hộp cũng khá tiện lợi, thường được nhiều chị em nội trợ lựa chọn làm nguồn thức ăn dự trữ. Có nhiều lựa chọn với thịt hộp như: cá hộp, thịt bò hộp, thịt heo hộp, pate,… Bạn nên kiểm tra kỹ hạn dùng trước khi mua, nên chọn những sản phẩm có ngày sản xuất gần với ngày mua hàng nhất.