Nói về ẩm thực đường phố thì Việt Nam ta không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Được thiên nhiên ưu ái nhiều sản vật, 54 dân tộc anh em chung sống, văn hóa đa dạng giao thoa. Từ đó những món ăn đường phố ra đời hàng loạt, độc đáo từ cách chế biến cho đến nguyên liệu, gia vị lạ miệng. Không chỉ các món ăn do người Việt sáng tạo được lòng thực khách, mà những món ngon du nhập từ người ngoài cũng được biến tấu và Việt hóa để trở thành đặc sản mang đậm bản sắc Việt cũng làm bao người “liêu xiêu”.
Bánh mì
Bánh mì là một món ăn đường phố quen thuộc của ẩm thực Việt Nam. Món ăn này cũng là niềm tự hào dân tộc từng được Hoa hậu H’Hen Niê lấy ý tưởng; biến tấu thành trang phục dự thi tại Miss Universe 2018. Món ăn có tên gọi đã được công nhận trong từ điển Oxford toàn cầu của Việt Nam thực chất có nguồn gốc từ Pháp. Nhưng theo thời gian, bánh mì Việt đã trở thành món ăn đường phố nổi tiếng toàn cầu, chinh phục các vị khách từ Á đến Âu.
Gần như khi được hỏi về Việt Nam, ngoài phở thì người nước ngoài nào cũng sẽ biết tới bánh mì. Khi nhắc đến món ăn Việt Nam, ngoài phở hầu như vị khách nước ngoài nào cũng sẽ biết đến món bánh mì với vô vàn kiểu nhân khác nhau như bánh mì thịt nướng, bánh mì trứng, bánh mì thịt nguội,…
Món súp
Khi mới du nhập vào Việt Nam thì món ăn này chỉ xuất hiện trong các nhà hàng ở Sài Gòn. Sau này món ăn càng trở lên nổi tiếng và được người dân Việt Nam ưa chuộng. Bởi giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Súp là món ăn kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tại Việt Nam có những loại súp được người dân ưa chuộng như súp gà, súp cua, súp hải sản, súp cá,…
Bánh bao
Bánh bao là món ăn bình dân quen thuộc với người Việt. Có thể ăn thành bữa no hoặc lót dạ bất cứ buổi nào trong ngày. Nhưng bánh bao vốn có xuất xứ từ Trung Quốc. Phiên bản bánh bao Trung Quốc truyền thống có nhiều gia vị và nguyên liệu hơn so với Việt Nam. Nhưng cơ bản cũng khá tương đồng.
Hủ tiếu Nam Vang
Hủ tiếu là món ăn khá phổ biến, có ở 3 miền trên Việt Nam. Tuỳ từng địa phương sẽ có những sự thay đổi, linh hoạt trong nguyên liệu. Nhưng cơ bản về nước dùng và sợi hủ tiếu thì khá giống nhau. Người nước ngoài cũng rất thích thú với hủ tiếu. Món ăn này cũng nằm trong check-list ẩm thực của họ khi đến Việt Nam. Thế nhưng, ít người biết hủ tiếu lại là một món nổi tiếng có nguồn gốc từ Campuchia.
Dalgona
Dalgona (hay cà phê bọt biển) cũng là một món ăn nước ngoài ở Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc. Loại đồ uống này đốn tim giới trẻ với lớp cà phê thơm béo. Kết hợp cùng dòng sữa mát lạnh, ngọt ngào. Thế nên ngay từ khi xuất hiện, thức uống này nhanh chóng trở thành trào lưu, thử thách thu hút giới trẻ ở nhiều quốc gia vào bếp trổ tài, trong đó có Việt Nam.
Để chế biến đồ uống mới mẻ này không quá khó. Chỉ cần trộn 2 thìa cà phê gói, 2 thìa đường và 2 thìa nước nóng. Rồi đánh đều bằng tay hoặc máy đánh trứng cho đến khi trở nên bông, mịn như kem và có màu nâu nhạt. Cuối cùng, bạn phủ lớp bọt lên trên ly sữa nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích của mình. Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức ngay loại đồ uống độc đáo này.
Mì vằn thắn (hoành thánh)
Thêm một món khác đến từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam trở thành món ăn ngon được đón nhận ở nhiều nơi. Mì vằn thắn có xuất xứ từ Quảng Đông. Khoảng thập niên ba mươi của thế kỉ trước, những người Hoa di cư đã mang món ăn này du nhập vào Hà Nội. Ban đầu món mì không được lòng nhiều người do sự khác biệt về khẩu vị giữa hai nước. Thế rồi dưới bàn tay pha chế của người đầu bếp, món mì được thay đổi để hợp với khẩu vị người Việt và có những nét đậm đà riêng.
Mì vằn thắn khi đến Việt Nam có khá nhiều cải tiến. Thay đổi để hợp với khẩu vị người Việt hơn. Mùi vị nhẹ nhàng chứ không quá đậm vị thuốc bắc. Nước dùng trong và ít chất béo hơn. Ăn vào không có cảm giác nặng bụng như món gốc. Nhưng nếu muốn tìm nơi bán mì vằn thắn chuẩn vị gốc ở Việt Nam, bạn có thể ghé các nhà hàng Trung Hoa, do người Hoa mở để thưởng thức.