Chè bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm, qua nhiều thế hệ, sự biến tấu ở từng vùng miền, món chè không đơn giản chỉ là đồ ăn vặt gợi nhớ tuổi thơ nữa. Món ăn này trở thành một trong những điểm sáng của ẩm thực đường phố thu hút không ít thực khách hiếu kỳ, tìm kiếm và thưởng thức. Một ly chè thơm ngon, bắt mắt bởi sự hòa trộn của màu sắc, nguyên liệu đa dạng. Dưới đây là những món chè siêu hấp dẫn, ai cũng nên thưởng thức một lần trong đời.
Chè trôi nước (Bánh trôi nước)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Trích Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

Chè trôi nước ( hay còn gọi là Chè trôi tàu ) có vỏ ngoài được nấu bằng bột nếp. Bên trong là lớp vỏ đậu xanh đã cà vỏ. Do vậy, ăn chè trôi sẽ cảm nhận sự dai, dẻo của bột nếp. Cắn vào bên trong có vị ngọt đậm bùi bùi của đậu xanh. Bạn sẽ được thưởng thức chén chè trôi nước thơm ngon đúng vị Việt, thơm ngon mà không hề bị ngấy.
Chè bà ba
Nghe cái tên đã đậm hương vị miền Nam mảnh đất đầy nắng gió, sông nước. Sở dĩ gọi là chè bà ba vì món ăn này thơm ngon, độc đáo như người con gái đẹp miền Tây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc. Mà vẫn hấp dẫn, đầy cuốn hút lạ kỳ. Món chè này là sự kết hợp của nhiều loại lương thực như khoai lang bí lớn, nấm mèo, khoai môn, rong biển khô. Kết hợp cùng nhiều loại nguyên liệu tạo nên một món chè hấp dẫn. Món chè này cung cấp khá nhiều năng lượng, đôi khi bạn chỉ cần ăn một bát nhỏ là đủ năng lượng cho cả nửa buổi rồi.
Chè bắp
Với hình thức bắt mắt, nước chè trong suốt, có thể thấy được hạt bắp vàng. Chè bắp có độ sánh vừa, vị ngọt thanh, mùi thơm của bắp đặc trưng và độ béo vừa phải của nước cốt dừa. Hạt bắp ngon ngọt, không bị nát quá. Món chè bắp này vừa có thể ăn nóng hoặc lạnh.
Chè sương sa hạt lựu
Sương sa hạt lựu là món chè dùng để giải khát rất phổ biến của Sài Gòn. Món chè gây ấn tượng bởi màu sắc bắt mắt và vị thơm, bùi béo rất hấp dẫn của nước cốt dừa. Vị dai dai của sương sa và “hạt lựu” được làm từ củ năng.
Chè chuối

Chè chuối là một món tráng miệng ngọt ngon được làm từ chuối xiêm. Chuối được nấu trong nước cốt dừa có hương vị ngọt ngào của kem. Mùi hương chuối tinh tế và trông giống như bánh pudding. Một ít đậu phộng rang được rắc lên trên bát chè càng khiến món ăn đặc sắc hơn.
Chè Lam
Chè Lam vốn nổi tiếng là đặc sản của người miền Bắc, là sự kết hợp tinh túy từ đường, bột gạo nếp, gừng,lạc rang. Với vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi của lạc, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía. Đã tạo nên một thức quà không thể thiếu của trẻ em miền Bắc. Miếng chè lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng do lạc tạo nên.
Chè 3 màu
Được đặt tên theo nghĩa đen là một món tráng miệng có 3 màu. Các thành phần chính của món chè này thường gồm 3 loại đậu màu và thạch. Và được phủ với nước cốt dừa thơm ngậy. Đậu thận, đậu xanh cùng với thạch các màu được sử dụng phổ biến để tạo ra màu đỏ, vàng và xanh của món chè. Món tráng miệng ngon tuyệt này thường được phục vụ trong các lớp đầy màu sắc, và sau đó trộn lên khi ăn.
Chè hạt sen long nhãn cung đình Huế
Vị ngọt thơm và thanh mát của món chè long nhãn hạt sen sẽ khiến bạn phải mê mẩn. Chè long nhãn hạt sen không chỉ là món ăn thanh đạm, ngọt mát để thưởng thức vào ngày cuối tuần. Mà đây còn là một bài thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vào những ngày nóng nực mà được thưởng thức bát chè hạt sen long nhãn thơm ngon, ngọt mát, bổ dưỡng thì thật tuyệt vời.
Nếu ngày xưa món chè vốn là món tráng miệng chỉ dành cho vua chúa, quý tộc. Thì ngày nay nó đã trở thành một món quà vặt không thể thiếu trên khắp các phố phường Việt Nam. Khi mùa đông đến thì thưởng thức bát chè ấm nóng. Khi hè về lại nhâm nhi ly chè thanh mát.