Cai sữa là giai đoạn quan trọng mẹ cần chú ý để giúp bé làm quen với thức ăn đặc. Đối với trẻ em, ăn dặm là bước ngoặt phát triển đầu tiên. Nếu ăn dặm không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe, nhất là mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng về việc chuẩn bị khẩu phần ăn. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia sức khỏe của một bệnh viện nổi tiếng của Úc dành cho các bà mẹ bỉm sữa trong quá trình sau cai sữa của con, các mẹ cùng tham khảo nhé.
Tập cho trẻ làm quen dần

Khi trẻ bắt đầu cai sữa, việc của bà nội trợ cần làm chính là tiến hành từng bước. Để trẻ quen dần với các bữa ăn phụ. Việc tăng thêm bữa ăn phụ sẽ giúp giảm thiểu số lần cho con bú sẽ giúp cho trẻ không có cảm giác bị hẫng hụt và khó chịu khi thèm ti mẹ.
Thông thường, trong khoảng thời gian đầu từ 4 – 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ. Bởi trong đó đã có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng để bảo vệ cơ thể trẻ. Nhưng khi trẻ đã ngoài 6 tháng tuổi, các bà mẹ có thể lựa chọn đổi bữa cho trẻ ăn dặm bằng bột; cháo xay kèm với thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi…
Khi trẻ được 12 tháng tuổi, công năng tiêu hóa của dạ dày và ruột của trẻ dần hoàn thiện. Các bà mẹ có thể cai sữa dần. Nhưng tốt nhất vẫn nên thực hiện đối với trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi.
Thiết lập thực đơn
Việc thành lập thực đơn dinh dưỡng cho trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Trẻ trẻ sau cai sữa còn quá nhỏ và đang trong quá trình phát triển. Vì vậy các mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu tâm trong vấn đề bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bao gồm chất xơ, vitamin, tinh bột, đạm, chất béo…
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến cả khẩu phần ăn của trẻ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Vì sẽ khiến các bé có cảm giác khó chịu, dễ trớ và có tâm lý sợ ăn. Đối với trẻ nhỏ, hãy chia thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, thường xuyên đổi thực đơn đa dạng cho trẻ.
Tăng dần độ thô của nguyên liệu
Nếu như những em bé còn ít tháng tuổi cần được xay nhuyễn các nguyên liệu như thịt, cá, trứng… Đối với trẻ lớn hơn, các mẹ bỉm sữa chỉ cần băm nhỏ thức ăn. Khi trẻ lớn hơn chút nữa, hãy cho trẻ nhai dần những miếng thịt nhỏ. Làm như vậy sẽ giúp trẻ dần quen với cách ăn dặm; cũng như hấp thụ tốt hơn các nguyên liệu thức ăn khác.

Nên cho trẻ ăn gì sau cai sữa?
Rau xanh và trái cây
Nhiều bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm quan niệm sau khi cai sữa chỉ nên cho trẻ ăn bột quấy lẫn với sữa. Bởi như thế mới an toàn và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen biết ăn các loại rau củ quả.
Cách tốt nhất trong chế biến rau xanh và trái cây là bạn nên ninh hoặc hầm thật nhừ chúng. Nếu cần thiết sau khi ninh nhừ có thể đem xay nhuyễn. Để khi ăn bé không bị hóc và dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, nên biết cách đa dạng những loại rau củ quả. Để tạo hứng thú cho bé khi ăn. Không rập khuôn chỉ ăn một loại sẽ làm bé chóng chán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau xanh và củ quả mềm rất thích hợp với trẻ như táo; chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ; bí xanh, rau bina…
Lúa mì và gluten
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe, bạn chỉ nên cho bé ăn những loại thực phẩm có chứa gluten sau từ sáu tháng tuổi trở nên. Gluten rất dễ tiêu hóa, có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, kê, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen.
Các loại thực phẩm từ sữa
Các loại thực phẩm chế biến từ sữa cũng rất cần thiết và phù hợp đối với những trẻ mới cai sữa. Ngoài các loại thực phẩm đã nêu trên, bạn nên cho trẻ ăn thêm pho mát, sữa chua, sữa bột. Tuy nhiên, lưu ý với bạn không nên cho trẻ uống sữa bò hay sữa dê khi trẻ chưa đầy 1 tuổi vì sẽ gây những bất lợi về mặt sức khỏe cho bé.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi sử dụng trứng để chế biến món ăn cho bé, bạn cần tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như thế trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.