Nếu bạn muốn tìm về chốn thanh bình, chốn linh thiêng thì không thể bỏ qua chùa Miếu Nổi, một ngôi chùa bên sông Vàm Thuật. Bên cạnh một Sài Gòn ồn ào náo nhiệt, đâu đâu cũng rực rỡ ánh đèn, xe cộ tấp nập ngày đêm, con người ta vẫn muốn tìm cho mình một khoảng lặng, một chốn thanh tịnh, bình yên. Đi lễ chùa, hành hương về với đất Phật dường như là một nét đẹp không thể phai mờ trong văn hóa của mỗi người Việt Nam. Dù ở đâu hay nơi nào, cứ có người Việt là có bán thờ tổ tiên, có chùa chiền, Đức Phật.
Ở giữa Sài Gòn hoa lệ, nguy nga cũng nhiều ngôi chùa dành cho khách đi lễ, hành hương. Đặc biệt phải nói đến chùa Miếu Nổi, được mệnh danh là ngôi chua “cầu gì được nấy” tại Sài Gòn.
Lịch sử của chùa Miếu Nổi
Theo tương truyền, ngôi miếu được thành lập từ khoảng thế kỉ 18. Đến nay nó đã đi với lịch sử của đất Việt được gần 300 năm. Ngôi miếu lập ra để thờ oan hồn của một người phụ nữ đã chết đuối ở khu vực sông Vàm Thuật do một người đàn ông chài lưới vớt lên khi ông đang đi lưới cá.
Để cho oan hồn siêu thoát cũng như để cầu mong mọi chuyện làm ăn đều thuận buồm xuôi gió. Ông đã lập một ngôi miếu nhỏ bằng tre, lá dừa. Từ đó, cuộc sống của ông trở nên khấm khá hơn. Theo thời gian, ngôi miếu trở nên linh thiêng hơn. Những dân buôn trong khu vực này bắt đầu xây dựng lại ngôi miếu để nó trở nên khang khang hơn. Sau nhiều lần trùng tu thì ngôi miếu đã trở nên nguy nga. Mang những nét kiến trúc đặc sắc hơn cho đến bây giờ
Chùa miếu nổi không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh. Mà nó còn là một điểm tham quan của du khách. Trước năm 1975, ngôi miếu này chính là nơi đi về của những người dân Sài Gòn – Gia Định. Họ đến đây để cầu may mắn, an lành, thượng lộ bình an. Nhưng sau khi đất nước giải phóng, ngôi chùa dường như bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1992, mới có người đứng lên kêu gọi trùng tu lại ngôi miếu. Để bây giờ nó mới trở nên nổi bật, khang trang đến như vậy
Cầu gì được nấy ở chùa Miếu Nổi độc đáo giữa Sài Gòn
Chùa Miếu Nổi là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m² nổi giữa sông Vàm Thuật, một nhánh sông Sài Gòn. Để sang được miếu, khách phải đi đò với giá 10.000 đồng một chuyến.
Hình ảnh hơn 100 con rồng lớn nhỏ được đặt khắp chùa
Không chỉ có địa thế độc đáo mà hình ảnh hơn 100 con rồng lớn nhỏ được đặt khắp nơi cũng là điểm đặc biệt của chùa Miếu Nổi. Ngay lối vào miếu và chánh điện là những con rồng to lớn đang chầu. Những con rồng được chạm trổ, vẽ… ở nhiều vị trí trong miếu với nhiều tư thế khác nhau. Phổ biến nhất là hình ảnh lưỡng long tranh châu ở phần mái của ngôi miếu.
Những con rồng được chạm trổ tinh xảo, uốn lượn ôm lấy thân cột. Các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng sinh động, đẹp mắt. Toàn bộ các con rồng, cột, tường, mái… của miếu được cẩn sứ tỉ mỉ. Phần mái của miếu cũng chạm trổ tinh xảo với hàng trăm nghìn mảnh sứ tạo thành hình ảnh rồng, chim, mây núi…
Chùa Miếu Nổi thu hút du khách từ khắp nơi
Dù địa thế khó đi nhưng chùa Miếu Nổi thu hút khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an, nhất là các ngày rẳm, dịp lễ Tết… Sau nhiều lần trùng tu Phù Châu miếu đã trở nên khang trang, chính điện của Phù Châu Miếu được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt. Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.
Năm 2010, Phù Châu Miếu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.
Địa chỉ: 420/2, Nguyễn Thái Sơn, phường 5, Gò Vấp, TP HCM