Ai cũng biết rằng hạnh nhân giàu dinh dưỡng nhất là khi còn ở dạng nguyên hạt và nguyên vỏ nâu bên ngoài, nếu chế biến thì sẽ làm mất chất. Tuy nhiên, để đa dạng món ăn, người ta thường chế biến hạnh nhân thành nhiều món ăn. Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến hạnh nhân thành những món ăn ngon và bổ dưỡng để bạn thêm vào bữa ăn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng “nữ hoàng của các loại hạt” cũng có tác dụng phụ đấy nhé.
Các món ăn dinh dưỡng tuyệt ngon từ hạt hạnh nhân
Hạnh nhân nướng quế
Nguyên liệu: Trứng, hạnh nhân, đường, muối, bột ớt, quế. Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 250 độ F. Phết một lớp dầu ăn lên tấm nướng. Đánh trứng, thêm nước và đánh cho đến khi sủi bọt. Thêm hạt hạnh nhân vào và khuấy đều cho đến khi các hạt được phủ đều trứng.
Trộn đường, muối, bột ớt cayenne và bột quế với nhau rồi rắc hỗn hợp gia vị này lên hạnh nhân. Trộn đều sau đó cho hạt hạnh nhân ra tấm nướng đã chuẩn bị sẵn. Nướng hạnh nhân trong một giờ, thỉnh thoảng đảo đều cho đến khi hạt hạnh nhân chín vàng. Đây là một món ngon từ hạt hạnh nhân mà nhiều người mê mẩn.
Gà xào hạnh nhân
Nguyên liệu: Gà thăn, hạnh nhân, cà rốt, su hào, đậu hà lan, rau mùi, húng lìu, dầu ăn, nấm hương, hành hoa, muối, tiêu. Thịt gà thái hạt lựu, ướp muối, hạt tiêu, húng lìu. Hạnh nhân chao giòn.
Su hào, cà rốt, nấm hương thái hạt lựu. Phi thơm hành, cho tất cả các nguyên liệu trên vào xào chín, cho thêm bột đao, nêm vừa. Trước khi bắc ra cho hành hoa thái khúc. Xúc ra đĩa rắc hạt tiêu, rau mùi. Bày vào đĩa sâu lòng hoặc bát to.
Tôm xào hạnh nhân
Nguyên liệu: Tôm sú, ớt chuông, hạnh nhân, hành tây, nấm đông cô, gia vị. Tôm sú lột vỏ chừa đuôi, khứa dọc lưng, rút bỏ chỉ đen, ướp 1 muỗng càphê hạt nêm, ít tiêu. Ớt chuông, hành tây, nấm đông cô cắt hạt lựu cỡ ngón tay.
Phi dầu với tỏi băm, cho tôm xào nhanh với hạnh nhân, tôm gần chín cho thêm ớt chuông, hành tây, nấm vào, nêm 1 muỗng càphê hạt nêm, 1 muỗng càphê đường, 1 muỗng súp giấm, đảo đều. Tắt lửa, thêm tiêu, hành ngò.
Cháo hạnh nhân
Nguyên liệu: Hạnh nhân, gạo tẻ, gia vị các loại. Gạo vo sạch, để ráo nước. Nghiền nhỏ hạt hạnh nhân. Đầu tiên, ta cho gạo và hạnh nhân trộn đều vào nồi với lượng nước vừa đủ. Sau đó, đặt chúng lên bếp nấu chín, nấu tới khi cháo và hạnh nhân mềm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Chè hạnh nhân hạt sen
Nguyên liệu: Hạt sen, bột hạnh nhân được nghiền mịn từ hạt hạnh nhân, sữa tươi, đường. Hạt sen tách bỏ tâm, rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Cho hạt sen vào nồi, đổ nước vào xâm xấp mặt hạt, ninh cho mềm rồi thêm đường vào.
Lấy một cái nồi khác, đun sữa ấm lên là được, không cần phải đun sôi. Cho sữa và bột hạnh nhân vào nồi hạt sen, khuấy đều cho bột hạnh nhân tan hết rồi tắt bếp.
3 tác dụng phụ khi ăn hạt hạnh nhân
Gây tăng cân
Bạn có thể bị tăng cân nếu ăn hạnh nhân mà không kiểm soát, vì trong loại hạt này có một lượng khá lớn calo và chất béo. Trong mỗi 100g hạnh nhân có chứa khoảng 597 calo và khoảng 50g chất béo. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn khoảng 25g hạnh nhân, tức 23 hạt mỗi ngày.
Mặc dù tác dụng của hạt hạnh nhân là mang lại chất béo tốt cho sức khỏe, nhưng ăn một lượng quá nhiều loại hạt này sẽ cung cấp thêm một lượng lớn chất béo vào cơ thể, lượng chất béo này sẽ chuyển hóa thành calo tích tụ.
Nếu lượng calo bạn tiêu thụ nhiều hơn so với lượng calo mà cơ thể cần thì chúng sẽ tích tụ trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa và khiến bạn tăng cân.
Quá liều vitamin E
Hạnh nhân được mệnh danh là nguồn thực phẩm giàu vitamin E tự nhiên. 30g hạt hạnh nhân sẽ cung cấp cho bạn khoảng 7,4mg vitamin E, bằng khoảng một nửa lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá 1.000mg vitamin E có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Ngoài tác dụng của hạnh nhân, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin E có thể gây ra một số triệu chứng như lờ đờ, mờ mắt, đau đầu, tiêu chảy và đầy hơi. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị buồn nôn hoặc phát ban nhẹ.
Các vấn đề về dạ dày, ruột
Ngoài các vitamin và khoáng chất, công dụng hạt hạnh nhân còn bao gồm cung cấp một lượng lớn chất xơ. Theo tính toán, 30g hạt hạnh nhân chứa khoảng 3,5g chất xơ. Lượng chất xơ này có thể giúp bạn ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón khi dùng một lượng phù hợp.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không quen với việc tiêu thụ chất xơ thì việc ăn quá nhiều hạt hạnh nhân thực sự có thể gây táo bón và đầy bụng. Để ngăn ngừa nguy cơ đầy bụng hoặc táo bón do tác dụng phụ của hạnh nhân, bạn nên uống thêm nhiều nước để giúp cơ thể xử lý bớt lượng chất xơ dư thừa.