Táo, lê rất ngon đúng không nào? Nhưng bạn có biết vì sao chúng thường ít xuất hiện trong thực đơn của nhiều bữa tiệc không? Đây là một sự thật ít ai để ý, nhưng lý do rất dễ hiểu thôi. Quả táo hay quả lê cắt lát sẽ nhanh chóng bị “nâu hóa”, tức là chuyển sang màu nâu. Không chỉ là nhược điểm về mặt thẩm mỹ, vấn đề này còn là nguyên nhân khiến hàng triệu lát táo, lát lê bị vứt đi mỗi năm, gây thiệt hại không nhỏ cho thị trường thực phẩm. Vậy nguyên nhân do đâu và cách thế nào để khắc phục tình trạng trái cây chuyển màu nâu sau khi cắt?
Tại sao trái cây sau khi cắt thường “nâu hóa”?
Lấy quả táo làm ví dụ:
Khi bạn cắt một miếng táo ra làm đôi, một cơ số tế bào hai bên rìa lát cắt cũng sẽ bị tách nửa hoặc vỡ nát. Quá trình này giải phóng một enzyme mang tên Polyphenol oxidase. Sẽ không có gì đáng nói nếu nó tồn tại bền và trơ trong không khí ở điều kiện nhiệt độ phòng. Bởi Polyphenol oxidase là một chất không màu.
Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ enzyme này sẽ nhanh chóng kết hợp với oxy trong không khí. Để tạo ra một hợp chất mới có tên o-quinon. O-quinon, bản thân nó cũng không có màu nâu. Nhưng khi tiếp tục phản ứng với axit amin và oxy trong không khí. Quá trình này tạo ra melanin. Cuối cùng, melanin tạo ra bởi các loại thực vật như táo và chuối. Chúng đích thị có màu nâu. Tương tự như melanin làm nên màu tóc và da của bạn.
Bạn có thể hỏi vậy tại sao quá trình này lại diễn ra? Điều gì cũng phải có mục đích của chúng. Việc miếng táo hóa nâu thực chất là một cơ chế bảo vệ nó chống lại vi khuẩn và nấm. Bên cạnh đó, theo BuzzFeed, táo đã “học” được cách hóa nâu từ quá trình tiến hóa. Bởi khi hóa nâu, thịt táo sẽ mềm hơn. Qua đó tạo điều kiện cho hạt giống dễ dàng rơi ra khỏi quả và nảy mầm.
Mẹo giúp trái cây không chuyển màu nâu sau khi cắt
Ngay sau khi cắt trái cây, bạn hãy rửa qua chúng với nước lạnh. Điều này sẽ làm giảm các phản ứng enzyme. Do đó, trái cây sẽ không bị chuyển màu nâu.Tuy điều này không ảnh hưởng lớn đến hương vị, hình thức quả táo trông khá “mất vệ sinh”. Để tránh tình trạng những loại quả như táo, lê chuyển màu nâu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau.
Theo Times of India, nước muối là phương thuốc kỳ diệu cho hầu hết mọi thứ. Bạn cần chuẩn bị một bát nước lạnh, 1/2 thìa muối và để trái cây tươi vào đó trong 2-3 phút.
Ngoài nước muối, bạn cũng có thể áp dụng với nước dứa hoặc chanh. Tính axit của chúng sẽ làm biến tính các enzyme. Một phương pháp khác là ngâm chúng trong ginger ale (loại nước ngọt có ga hương gừng).
Hỗn hợp nước ấm, mật ong cũng là lựa chọn tốt nếu bạn cần gói thức ăn cho bữa trưa hay đi đường dài. Khi ngâm trái cây cùng dung dịch này, nó sẽ hấp thụ chất tốt trong mật ong. Qua đó, trái cây sẽ giữ được độ sáng, kết cấu giòn và không bị oxy hóa trong ít nhất 8-9 giờ (tùy vào điều kiện thời tiết).Tuy nhiên, các phương pháp này đều ảnh hưởng đôi chút tới hương vị gốc. Đổi lại, độ giòn của hoa quả sẽ được đảm bảo.