Những năm gần đây, cứ vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm, du khách thập phương lại đổ về Mù Cang Chải để thưởng ngoạn cảnh đẹp tuyệt vời của vùng đất cao nguyên. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của ruộng bậc thang, những biển mây trắng trên đỉnh đèo Cao Phạ mà còn được hòa mình vào những lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Cùng theo chân chuyên mục Du lịch Việt Nam khám phá Mù Cang Chải mùa lúa chín trong bài viết này bạn nhé.
Giới thiệu Mù Cang Chải, Yên Bái

Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km; cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 2.000m so với mặt biển. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng hai hướng.
Nếu từ Hà Nội, sẽ lên Yên Bái, từ Yên Bái đến Mường Lò 70km, ngủ tại đây để sáng sớm mai đi xe từ Mường Lò, xế trưa sẽ đến Mù Cang Chải. Đoạn này dài gần 100km. Nhưng hơn 80km là đường đèo dốc tiến lên liên tục. Chừng nào leo đến độ cao 1.750m, sương mây mù mịt là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải. Chặng giữa đèo có một miền đất phẳng. Hãy nghỉ chân ở đây để thưởng thức thứ cơm lam nếp Tú Lệ dẻo thơm nức tiếng khắp vùng.
Hướng thứ hai, du khách đi hết đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ. Sau đó qua Tân Uyên và Than Uyên của Lai Châu để tới Mù Cang Chải.
Mù Cang Chải mùa lúa chín
Có rất nhiều điểm ở đất nước Việt Nam để bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng rực. Và một trong số đó phải kể đến Mù Cang Chải. Cuối năm được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn đến thăm vùng đất này. Đừng quên đặt lịch cho chuyến đi sắp tới nhé.
Mùa lúa chín thường diễn ra trong khoảng từ ngày 15/9-20/10

Mù Cang Chải nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Mùa lúa chín tại Mù Cang Chải thường diễn ra trong khoảng từ ngày 15/9-20/10 hằng năm.
Đến Mù Cang Chải vào mùa lúa chín, bạn chắc chắn sẽ bị mê hoặc trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa. Chính vì thế mà những bức ảnh về mùa lúa chín ở Mù Cang Chải đã lọt vào top những bức ảnh đẹp nhất thế giới.
Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Không những vậy, du khách sẽ có cơ hội được tham gia Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Vào những ngày diễn ra lễ hội, đồng bào các dân tộc sẽ cùng nhau xuống núi gặp gỡ và giao lưu với nhau. Du khách từ khắp mọi nơi cả trong nước và quốc tế sẽ đổ về Mù Cang Chải. Để được tận mắt chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng rực; tham gia vào những phiên chợ vùng cao; ngắm nhìn các bức ảnh về ruộng bậc thang tại triển lãm ảnh; tham gia hội thi giã bánh dày, khèn Mông, chọi dê, đua ngựa.
Để khai hoang được một ruộng bậc thang. Đó là cả một quá trình công phu đòi hỏi nhiều công sức của đồng bào dân tộc Mông. Nguồn nước cho các thửa ruộng này được lấy từ các khe suối. Người Mông sẻ nước từ trên xuống dưới không nối liền mạch. Nhằm hạn chế tối đa việc độ màu của đất bị rửa trôi khi có mưa lũ hoặc dòng chảy mạnh.
Để những thửa ruộng được bằng phẳng hơn. Người Mông sử dụng nước để làm thành một đường cân bằng. Những chỗ gồ ghề sẽ cào bằng thêm. Chỗ cao thì sẽ san bớt đi. Những thửa ruộng quanh một quả đồi sẽ có mực nước khác nhau và độ cao giống nhau. Từ đó, tạo thành các bậc thang. Cứ như vậy, những công việc đó được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Và tạo thành một vùng ruộng bậc thang rộng lớn tựa như những kiệt tác nghệ thuật.