Miền Tây Nam Bộ với cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, không khí trong lành, con người hiền hậu, dung dị và những món ăn dân giã đã làm say lòng biết bao du khách khi đến với vùng đất trù phú này. Nhắc đến ẩm thực miền Tây thì người ta không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và vô cùng quen thuộc.
Bạn có thể tìm thấy bánh da lợn ở rất nhiều vùng miền trên cả nước. Nhưng bánh da lợn miền Tây vẫn luôn là đặc sản riêng biệt, không thể trộn lẫn. Món bánh này sở hữu một hương vị mộc mạc, đậm đà, chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Hương vị của nó cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng của người dân trên mảnh đất này.
Bánh da lợn miền Tây
Nhắc đến miền Tây, chúng ta nhớ tới những con người chân tình, những món ăn mộc mạc. Và bánh da lợn là một trong số đó. Món bánh này thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm phim ảnh, văn học lấy đề tài miền Tây.
Gọi là bánh da lợn, nhưng nó có hương thơm, vị ngọt bùi khó lẫn lộn. Cái tên da lợn của nó xuất phát từ sự mềm dẻo, dai dai và trơn nhẵn mà bánh sở hữu. Nguyên liệu làm nên bánh này cũng rất đơn giản là bột năng, nước cốt dừa, đậu xanh, nước đường và nước cốt lá dứa.

Điểm đặc trưng của bánh chính là được làm với nhiều lớp chồng lên nhau, phân chia thành tầng rõ rệt. Nhờ vậy, nó trở nên đẹp mắt vô cùng với những lần bột óng, dẻo dai.
Để cắt bánh, rất ít khi mọi người dùng dao. Thay vì vậy họ sử dụng một sợi chỉ mảnh để cắt bánh như chúng ta cắt bánh chưng. Nhờ đó, trông nó sẽ vuông vắn hơn, đẹp mắt hơn so với việc sử dụng dao.
Nét mộc mạc đặc trưng của món bánh da lợn
Hiện tại, bánh da lợn đã xuất hiện với nhiều biến tấu khác nhau. Như bánh da lợn đậu xanh, bánh da lợn khoai môn, bánh da lợn thập cẩm, bánh da lợn xoáy tròn…
Nhưng dù biến thể nào, bánh vẫn giữ được đặc trưng mềm mịn cùng nhiều tầng màu sắc. Nó sẽ khiến người ăn thỏa mãn cả về phần hương vị lẫn phần nhìn.

Hiện tại, bánh da lợn có thể làm được với bột pha sẵn trong siêu thị. Nhưng nếu bạn muốn được thưởng thức hương vị bánh chuẩn nhất, nhất định phải ghé qua miền Tây.
Món bánh này không chỉ là món ngọt mời nhau, đãi khách của người dân. Nó còn là món bánh lót dạ buổi sáng, món ăn mang theo khi làm đồng bận rộn. Khi ăn, các nguyên liệu của bánh hòa trộn với nhau một cách khéo léo. Hương thơm của dừa, vị béo bùi của đậu xanh cùng bột dẻo mịn sẽ tạo nên cảm giác hoàn toàn khác biệt.
Nhiều đứa trẻ cũng có cách ăn độc đáo là gỡ bánh ra thành từng lớp để ăn. Dù theo cách nào, nó cũng mang đến những cảm nhận trọn vẹn về hương vị của một vùng quê dân dã. Bánh da lợn miền Tây vốn làm từ những nguyên liệu giản đơn đậm mùi đồng nội. Đừng quên thử món bánh này nếu bạn có thời gian ghé qua vùng đất miền Tây mộc mạc nhé.
Cách làm bánh da lợn Miền Tây đúng vị
Công thức làm bánh da lợn khá đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nguyên liệu dễ tìm là một điểm cộng khác cho món bánh này. Hơn nữa, vị bánh beo béo của nước cốt dừa, bùi bùi của đậu xanh đã tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ. Hãy cùng tham khảo bài viết hướng dẫn làm bánh da lợn sau đây để mang đến những bữa tráng miệng thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng cho gia đình và bạn bè nhé!

Nguyên liệu làm bánh da lợn
- Bột năng: 600 gram
- Bột gạo: 100 gram
- Lá dứa: 10 nhánh
- Đậu xanh không vỏ: 200 gram
- Đường cát trắng: 600 gram (tùy khẩu vị)
- Nước cốt dừa: 5 chén
- Muối: ½ thìa cà phê
- Dầu ăn
- Vani: 2 ống
Công đoạn làm bánh da lợn
Bột màu xanh
- Làm nước cốt lá dứa: Rửa sạch lá dứa, cắt khúc nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Lọc qua rây để lấy được nước cốt đậm đặc.
- Khuấy đều hỗn hợp đường, nước lá dứa, 3 nước cốt dừa, muối trong một tô lớn.
- Rây bột năng, bột gạo vào phần hỗn hợp ở bước trên rồi khuấy đều cho tan. Sau đó, dùng rây để lược hỗn hợp nước bột qua cho mịn và bỏ những phần cặn của bột và nước lá dứa đi.
Bột màu vàng
- Đậu xanh ngâm nước ấm cho nở, cho vào nồi đổ nước ngập mặt đậu 2cm rồi nấu cho đậu chín mềm.
- Xay đậu đã nấu chín với 200ml nước lạnh và 2 chén nước cốt dừa rồi rây bột năng và bột gạo vào hỗn hợp này. Tiếp đến cho đường vào khuấy cho tan hoàn toàn rồi tiếp tục đổ hỗn hợp qua rây cho mịn.
Hấp bánh
- Đặt nồi hấp lên bếp, đun sôi nước.
- Quét dầu vào khuôn để hấp bánh. Dùng muôi lớn múc 1 muỗng bột màu xanh đổ vào khuôn dày khoảng 0,4-0,5cm, xếp khuôn bánh vào khay hấp đặt vào nồi.
- Hấp khoảng 5 phút thì cho tiếp một lớp bột màu vàng vào. Sau 5 phút tiếp tục cho thêm 1 lớp bột màu xanh nữa lên trên cùng. Đợi 7 phút là bánh chín.
- Lấy khuôn đựng bánh ra khỏi xửng, để nguội 1 chút rồi lấy bánh khỏi khuôn.
Tìm hiểu thêm văn hóa Việt Nam.