Là người Việt Nam, không ai không biết đến bánh trôi nước hay còn gọi là chè trôi nước. Nếp dẻo thơm nhất được tuyển chọn, xay nhuyễn thành bột, nhồi đều tay rồi bọc lấy nhân đậu xanh thấp thoáng sắc vàng. Từng viên chè nổi trên nước đường trong vắt, điểm xuyết vài lát gừng tươi, rắc thêm lạc giã nhỏ hoặc vừng rang làm bao người mê say. Bánh trôi nước thường xuất hiện trong những ngày rằm, lễ tết, tiệc tùng, giỗ quải, đặc biệt là rằm tháng giêng hay Tết Nguyên tiêu. Bánh trôi nước đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nước ta.
Truyền thuyết về cúng chè trôi nước
Đã từ lâu, ngày 3/3 được coi là một dịp để con cháu thể hiện sự biết ơn với cội nguồn và những người đã khuất. Thoạt nhìn vẻ bề ngoài, nhiều người thường nhầm lẫn bánh trôi truyền thống chính là bánh trôi Tàu. Tuy nhiên, món ăn chứa đầy phong vị độc đáo của tập tục Việt này lại có những điểm khác biệt nhất định. Bánh trôi Việt thường được ăn dạng khô. Còn bánh trôi Tàu lại được thưởng thức kèm nước dùng.
Ít ai ngờ rằng, loại bánh giản dị, mộc mạc này. Lại có mặt trong nền văn hóa Việt từ hàng ngàn năm nay. Cụ thể, món bánh trôi đã bắt đầu phổ biến từ thời Hai Bà. Câu chuyện được tương truyền rằng, vào thời điểm Hai Bà chuẩn bị ra trận. Họ đã tình cờ được thưởng thức món bánh trôi do một bà lão nghèo dâng kính. Từ đó mà tục cúng bánh trôi nước cũng bắt đầu từ một Lễ hội Hai Bà Trưng vào ngày 6/3 tại khu vực xã Hát Môn – quê hương của Hai Bà.
Dù có nhiều câu chuyện truyền miệng khác nói về lịch sử của tập tục cúng bánh này nhưng nguồn gốc của truyền thống chắc chắn có từ thời Hai Bà. Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy được một nền văn hóa tràn đầy tinh hoa và bề dày lịch sử.
Chè trôi nước trong ngày Tết Nguyên tiêu
Tết Nguyên tiêu là gì?
Khi mà hương vị ngày Tết Nguyên đán đón năm mới vẫn còn quanh đây thì ngày Rằm tháng Giêng đã lại đến. Ngày bé không hiểu gì, thấy bà thấy mẹ chuẩn bị đồ để thắp hương cúng ông bà tổ tiên vào ngày Rằm tháng Giêng cũng cầu kỳ, cẩn thận không kém gì mấy ngày Tết. Tôi cứ thắc mắc, lớn hơn chút nữa thì đã hiểu và còn nhớ như in câu nói: “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là ngày Tết Nguyên tiêu, trong đó “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Nên Tết Nguyên tiêu chính là đêm rằm đầu tiên trong năm. Vào ngày này, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cơm cúng với đầy đủ các món mặn như xôi, gà, nộm, canh bóng hay canh măng, nem rán, giò lụa, bánh chưng… Và một món ngọt không thể thiếu, đó chính là món bánh trôi nước.
Ý nghĩa của việc cúng chè trôi nước
Mới nghe cũng không ít người thấy lạ. Vì tục lệ này đã bị mai một đi nhiều, giờ không còn nhiều gia đình cúng Rằm tháng Giêng với món bánh này. Và rất thắc mắc không hiểu vì sao lại có món bánh trôi nước trong mâm cỗ cúng Rằm khi mà đã có món chè kho hay xôi chè… Nhưng nghe các cụ các bà giải thích. Thì mới biết ý nghĩa sâu sắc của món bánh đơn giản, dân dã này. Những viên bánh trắng tròn vỏ gạo nếp dẻo thơm. Nhân đường ngọt lịm trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Chính là thể hiện ước mong mọi sự cả năm được trôi chảy như tên gọi của món bánh. Và hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.
Với ý nghĩa sâu sắc như vậy. Nên trong mâm cỗ cúng của nhiều gia đình vào ngày Rằm tháng Giêng. Không thể thiếu món bánh trôi nước. Với người có thời gian vào bếp thì tự tay nhào bột, viên bánh. Và nấu chín để cúng ông bà tổ tiên. Người bận rộn thì có thể mua ngoài chợ. Nhưng dù là tự làm hay mua sẵn thì mỗi người đều có chung ước mong. Ước mong cả năm gia đình thuận hòa, an vui, mọi chuyện đều được suôn sẻ, trôi chảy. Mọi chuyện như những viên bánh tròn gói cả sự no đủ của trời đất.