Tuy là một vùng quê nhưng Thái Bình không thiếu những món ăn ngon. Thậm chí Thái Bình còn được xem như địa phương giàu văn hoá ẩm thực bậc nhất tại miền Trung. Có nhiều đặc sản ở Thái Bình mà bạn thực sự rất nên thử. Tuy nhiên nếu trong một chuyến đi ngắn thì khá khó để bạn thử hết toàn bộ đặc sản xứ này. Vậy nên mình đã liệt kê lại những đặc sản nổi tiếng nhất ở nơi đây, là những món bạn nên ưu tiên thử trước. Canh cá Quỳnh Côi là món bạn nên thử trước tiên vì không nơi đâu ngon bằng Thái Bình.
Canh cá Quỳnh Côi – món ngon đặc trưng quê lúa Thái Bình
Canh cá Quỳnh Côi từ khoảng thế kỷ 17 đã được ghi vào danh sách các món ngon đặc trưng của Thái Bình. Với nguyên liệu bình dị thường ngày như cá rô đồng, bánh đa, rau… Qua sự chế biến tỉ mỉ, khéo léo tạo nên hương vị đồng quê rất đỗi mộc mạc, thân thương. Theo thời gian, canh cá Quỳnh Côi lan tỏa tới mọi miền đất nước và có những phiên bản khác nhau. Nhưng hương vị món ăn gốc vẫn luôn ghi dấu bởi đúng chất ‘mộc’ nhưng lại tinh tế riêng như nét đẹp người dân nơi đây.
Một bát canh cá Quỳnh Côi thu hút từ cái nhìn đầu tiên bởi cá được rim nên có vị đậm đà, dai. Nó không khô bở, nước dùng đậm đà; hài hòa các vị tạo nên đặc sản khó quên của Thái Bình.

Món bún bung hoa chuối
Từ ”bung” trong ẩm thực Việt nói chung chỉ các món ăn phải đun lâu với nhiều nước. Ở miền Bắc phổ biến có 3 món bung: Bún bung; cà bung và ngô bung. Riêng với bún bung thì cách nấu của Hà Nội và Thái Bình có sự khác nhau. Nếu như bún bung Hà Nội có nước dùng màu vàng, thường ăn kèm dọc mùng; thì bún bung Thái Bình lại thu hút bởi vẻ mộc mạc với nước dùng hơi đục tiết ra từ hoa chuối bung. Món ăn không hề chát, mà ngược lại hài hòa với chả thịt xương sông; thịt chân giò tạo vị ngọt tự nhiên rất hấp dẫn.
Bánh nghệ cũng ngon
Vị dẻo bùi từ gạo tẻ còn nóng hổi quyện với sắc vàng tươi óng từ nghệ; vị béo ngậy của thịt mỡ, thoảng mùi thơm của quế, hành khô… Đây là thức quà quê dễ ‘gây nghiện’ cho nhiều người.
Theo cách truyền thống, để làm ra chiếc bánh nghệ vàng óng như kén tơ rằm phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm. Người làm bánh vùng Tiền Hải thường dậy rất sớm từ khi gà gáy canh 3,4: Họ đem gạo tẻ (loại khô) ngâm nước 3-4 giờ cho căng tròn, vớt ra để ráo, xay mịn cùng bột nghệ. Đem hấp hỗn hợp bột này chín 70%, tiếp tục xay nhuyễn, nhào bột thành vỏ bánh dẻo mịn. Còn làm nhân thì cầu kỳ hơn: xay mịn hành củ, tóp mỡ, bột quế. Bánh nghệ có màu sắc tự nhiên, giúp chống viêm, giải độc và rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Hãy thử canh don, don xào lá lốt
Con don (con dắt) sống vùi trong cát, vỏ mỏng, hình tựa quả trám nhưng chỉ dài 1-2 cm. Don sống khá nhiều ở vùng Tiền Hải, Thái Bình. Mang tính hàn, vị ngọt tự nhiên, don có tác dụng lợi tiểu; thông khí, mát gan, giải nhiệt rất tốt.
Bởi thế, don được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon như canh don nấu mồng tơi; hay món don nấu khế, don xào lá lốt xúc phồng tôm… Một bát canh don nấu mồng tơi với thịt don ngọt thanh xen lẫn màu xanh mướt của rau mồng tơi làm nên món canh nổi tiếng ở Tiền Hải, Thái Bình. Còn thịt don khi đem xào với lá lốt, hành tây; rắc thêm chút vừng rang ăn kèm phồng tôm rán giòn rất ‘đưa miệng’.
Nem chạo Vị Thủy
Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu được trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ những người đầu bếp có kinh nghiệm mới được tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng.

Khác với nem ở nhiều vùng miền trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống lợn băm nhuyễn. Thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi không dùng nước lã để rửa. Người ta lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo.
Nét hấp dẫn trong món nem chạo là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được cạo sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mì chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nằm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ khéo để thịt không rơi ra ngoài.