Nhiều phong tục đón Tết Nguyên Đán truyền thống của người Việt Nam vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Điển hình là việc ẩm thực Tết ưa chuộng về mặt hình thức, cầu kỳ và trang trọng. Dễ thấy nhất chính là mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc trải qua bao thời kỳ khác nhau nhưng vẫn giữ đúng bản chất cổ truyền của dân tộc, luôn được chuẩn bị công phu và đẹp mắt. Một mâm cỗ lớn với sáu dĩa sáu bát hoặc tám dĩa tám bát tượng trưng cho phát lộc phát tài.
Bánh chưng
Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Vốn là món ăn quen thuộc và không thể thiếu được trong ngày Tết. Khi tới bất kỳ gia đình nào ở miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về bạn sẽ bắt gặp những chiếc bánh chưng xanh.
Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất và được dùng để thể hiện sự biết ơn đối với hoàng tử Lang Liêu và đất trời. Bánh chưng là sự kết hợp độc đáo của gạo nếp dẻo, đậu xanh, thịt mỡ béo ngậy và vị cay nhẹ của hạt tiêu. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến. Không chỉ được bày trong các mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc. Mà món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè đều được.
Chè kho
Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Món chè kho với hương vị thơm nồng, ngọt dịu. Cùng với hương vị đặc trưng khiến người ăn không cảm thấy ngán ngẩm mà còn khó cưỡng trước món ăn hấp dẫn này.
Xôi gấc
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ. Đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.
Giò lụa
Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết. Nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon. Không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
Canh măng khô
Nồi canh măng nấu cùng chân giò là một món ăn không thể thiếu của người dân miền Bắc. Và của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó cũng là một nét văn hóa thể hiện truyền thống của người Việt. Từ xa xưa với thói quen ăn những món có nguồn gốc từ thiên nhiên như măng, khoai… Thiếu đi món ăn này, mâm cơm không còn mang nét đặc trưng của ngày Tết nữa. Bát canh măng ngày Tết không cầu kì về nguyên liệu chỉ có sự kết hợp của măng khô và chân giò. Nhưng lại đặc biệt thơm ngon và đòi hỏi người chế biến nhiều công phu, tỉ mỉ.
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc được coi là một trong những món ăn truyền thống. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Con gà luộc vàng ruộm được bày lên mâm cỗ để thắp hương tổ tiên. Đặc biệt, khi thưởng thức thịt gà chặt thành từng miếng. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớ. Sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Nem rán
Nem rán là món ăn truyền thống của người miền Bắc thường xuất hiện trong những đám giỗ, lễ. Và trong mâm cỗ ngày Tết nem rán là món ăn độc đáo. Và hấp dẫn không thể thiếu được của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt. Nem có lớp vỏ bên ngoài màu vàng óng. Bên trong là sự kết hợp hài hòa giữa thịt heo xay, trứng, mộc nhĩ, hành, rau mùi, cà rốt, miến… mùi vị thơm ngon, đặc trưng. Có thể ăn kèm nem rán với rau thơm, bánh chưng hay bất kỳ món ăn gì đều rất hấp dẫn.
Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon. Từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc. Đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Nếu bạn cảm thấy ngán với bánh chưng, xôi gấc, thịt gà, giò… thì một đĩa dưa hành là sự lựa chọn lý tưởng. Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết.
Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy nhanh nhanh chuẩn bị cho mình một hũ dưa hành muối. Để cả gia đình thưởng thức trong dịp Tết sắp tới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi vị với su hào, cà rốt muối chua giải ngán cũng rất hấp dẫn. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng. Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.