Bánh chưng, bánh tét được xem là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng có thể ăn chung với hành muối, dưa kiệu hoặc thịt kho. Cũng có một số gia đình thường đem bánh chưng rán, giúp tăng độ hấp dẫn và chống ngấy. Tuy nhiên làm sao để rán bánh chưng vừa giòn vừa ít ngấm dầu mỡ không phải ai cũng biết. Vì vậy, chị em hãy tham khảo một vài mẹo được chia sẻ trong bài viết sau để có ngay món bánh chưng rán như ý cho cả nhà nhé!
Mẹo rán bánh chưng ngon giòn, ít ngấm dầu mỡ
Nên sử dụng chảo chống dính

Bánh chưng vốn dính do đó bạn nên dùng chảo chống dính cho dễ rán. Lúc rán không nên để các miếng bánh sát nhau sẽ bị dính.
Không nên cắt bánh chưng quá mỏng khi rán
Không nên cắt bánh chưng quá mỏng hoặc quá dày khi rán. Quá mỏng bánh sẽ nhanh cháy, còn dày quá, bánh lâu giòn mà rán xong ăn cũng kém ngon. Do bánh chưng hay bánh tét sau Tết thường được bảo quản trong tủ lạnh nên không cần thiết dùng lạt để cắt. Bạn có thể dùng dao cắt thành các khoanh, các lát sau đó mới bóc lá đi cũng được.
Không nên rán ngập dầu
Khi chiên đồ ăn, người ta thường cho nhiều dầu để món ăn luôn được vàng giòn và món ăn không bị ngấm nhiều dầu. Tuy nhiên bánh chưng rán thường được cắt có độ dày vừa phải; nên cũng không cần phải rán ngập dầu.
Điều chỉnh nhiệt độ để bánh vàng đều

Cho ít dầu vào chảo, láng đều rồi đun nóng dầu sau đó mới cho các khoanh bánh chưng vào chảo. Lúc đầu, không nên để nhiệt độ cao quá, để bánh chưng vàng đều. Lúc gần được, tăng lửa, để bánh chưng vàng giòn. Hơn nữa, nhiệt độ lúc cuối cao sẽ khiến dầu ít ngấm vào bánh hơn. Sau khi bánh được, nhanh chóng vớt bánh ra cho vào giấy thấm dầu rồi thưởng thức ngay khi còn đang ấm nóng.
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết
Từ thời Vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho các con nhưng chưa chọn được vị hoàng tử nào xứng đáng cả. Vì vậy, trong dịp đầu năm mới. Vua Hùng muốn nhận được các món quà của các vị hoàng tử, món quà nào khiến nhà vua hài lòng nhất thì chủ nhân của món quà đó sẽ được truyền ngôi. Các vị Hoàng tử đua nhau tặng sơn hào, hải vị cho vua cha. Chỉ riêng có vị hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu làm nghĩ ra ý tưởng làm món bánh chưng và quả thực món quà đặc biệt này của Lang Liêu đã khiến vua cha hài lòng, lập tức truyền ngôi cho chàng.
Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông; bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu; để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ. Chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày trong ngày tết, bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.